More Information

Donation from Mr. Frank Snepp, on October 20, 2019
Vietnamese Heritage Museum Collections.

Back to All Artifacts

Summary

Mr. Frank Snepp bought the flag from a street vendor in Saigon in the summer of 1969. For the next two years it remained on display in his small apartment on Nguyen Hue Boulevard, where it survived several shelling attacks, and finally on the wall of his CIA office on the sixth (top) floor of the embassy. At around 9:30 p.m. on April 30th, 1975, he and the last 17 CIA staff officers still inside the embassy compound, were ordered to leave via helicopter from the rooftop pad. Inside his briefcase he carried the small Vietnamese flag that had been his spiritual companion for so many years.

Physical Description

The small weathered flag of the Republic of Vietnam in good condition.

Article

English - The Flag by Frank Snepp

By Frank Snepp

The small weathered flag of the Republic of Vietnam, which I bequeathed to the Vietnam Heritage Museum in Orange County, October 20, 2019, is a sacred relic of the tragedy I witnessed first-hand in Vietnam and a chastening reminder of the moral debt I will always owe to my Vietnamese friends and allies.

The flag was with me throughout my six years as a CIA officer assigned to support the nationalist cause. It was silent witness to almost every major event I experienced in Vietnam during the critical period, 1969-1975, including the final evacuation itself. It is a memorial to lives lost, dreams betrayed, and victories that might have been.

Soon after my arrival in Saigon in the summer of 1969 I bought the flag from a street vendor. For the next two years it remained on display in my small apartment on Nguyen Hue Boulevard, where it survived several shelling attacks, and finally on the wall of my CIA office on the sixth (top) floor of the embassy.

It remained forever in my thoughts, a constant evocation of the Vietnamese lives at stake in my work, as I traveled around the country interrogating prisoners, defectors and intelligence sources, writing strategic assessments for the Ambassador, and reporting on the progress of pacification and Vietnamization.

It was first thing you saw when you entered my inner sanctum at the embassy, a branch of the CIA station, created in 1964,which drew on all-source intelligence to evaluate every aspect of the war, from the situation in Laos and Cambodia to the viability of the South Vietnamese government and military to the status of Communist forces and intentions.

In mid-1971 I carried the flag back with me to CIA headquarters and kept it inside my desk at Langley as I spent the next year analyzing North Vietnamese policies for the CIA’s Vietnam Task Force. When I returned to Saigon in late summer 1972 to interrogate a high-ranking prisoner, the flag accompanied me and I frequently carried it with me to the National Interrogation Center to remind prisoners there of a cause greater than theirs, a cause sanctified by the blood of Vietnamese patriots and rooted in the ancestral lands of all Vietnamese.

On January 27, 1973, the day ceasefire went into effect, I draped the flag across my desk at the embassy and toasted it with a celebratory cocktail in hopes that those whose lives and dreams it exemplified might come to know peace and freedom.

In the summer of 1973, when a major defector from the Communist Command crossed the lines and offered to work with us, I brought the flag with me to one of our first meetings and tried to help him understand what it stood for, a nationalist cause that had nothing to do with the colonial exploitation the Communists tried to attach to it.

As the war heated up again, the battle maps hanging alongside the flag in my office began to show the slow advance of Communist forces and the buildup of a new infiltration corridor along the Laotian border known as the “Third Vietnam.”

On my desk beneath the flag, reports began piling up from a patriot spy, a Vietnamese agent buried inside the Communist command who’d been working for the nationalist cause since the mid-1960’s and who had given us advance warning of many strategic decisions by Hanoi. I came to believe the spiritual force embodied in the flag was the same force that motivated this agent, whose name was Vo Van Ba. I hoped this same force would keep Vo Van Ba safe to continue performing his heroic work for the free peoples of South Vietnam.

After Communist forces overran the northern half of the Republic in March 1975, I received the latest report from Vo Van Ba, a warning that the Communists meant to isolate and seize Saigon in the next few weeks and that they viewed all talk of a negotiated settlement simply as a diversion to keep the Americans and South Vietnamese off balance.

Alongside the flag in my office I hung a list of loyal Vietnamese who would need to be evacuated in the event of an emergency. It quickly grew in size, with the numbers of Vietnamese deserving our help growing into the millions.

The battle maps alongside the flag began bleeding red as I marked in red ink the advance of Communist forces on Saigon.

But the U.S. Ambassador, Graham Martin, refused to believe Vo Van Ba’s warnings. He was persuaded by French diplomats and other foreign observers, who were close to Hanoi, that a negotiated settlement was possible, making an emergency evacuation unnecessary, if only Nguyen Van Thieu stepped down in favor of a neutralist, General Duong Van “Big” Minh. Henry Kissinger received similar false assurances from the Soviets.

On April 17, as the last government defenses at Xuan Loc were collapsing, I placed my hand on the flag, gave up a silent prayer and then set off to meet directly with agent Vo Van Ba. I had talked with him periodically over the years, written hundreds of “requirements” (intelligence questions) for him and come to view him as the most important intelligence source we had ever had in Vietnam, working against the enemy. I now wanted to verify the Communists’ latest intentions and thus to try to nudge the Ambassador into accelerated evacuation planning.

At great peril, Vo Van Ba met with me, told me the Communists meant to launch their final drive against Saigon with air and artillery strikes in time to beat the monsoons to Saigon in early May – just two weeks away. He reiterated that there was no chance for negotiated settlement.

In a later declassified CIA history of the war, Thomas Ahern cites Vo Van Ba’s statements to me. By Ahern’s account the agent told me “it no longer mattered what Saigon did. He reported a Communist intention to ‘fight on until total victory, regardless of whether the Nguyen Van Thieu government falls or the U.S. decides to give aid to Vietnam. There will be no negotiations and no tripartite government.’ The report went on to assert that the North would rather sacrifice troops in a final drive than ‘waste time trying to achieve victory through a coalition government… The Communists now plan to celebrate (Ho Chi Minh’s birthday) in Saigon’.”

I returned to my office and beneath the flag hastily distilled Vo Van Ba’s warnings into an intelligence report(the one excerpted above). But Martin and my own immediate boss, the CIA Station chief, again dismissed these warnings, and would only allow me to send the report out through a low-priority “operational channel.”

Nonetheless, when it reached Washington its importance was immediately recognized. It was highlighted in the President’s Daily Brief on April 21, and helped persuade Admiral Noel Gayler, the U.S. commander in chief in the Pacific, to order that the embassy grounds in Saigon be outfitted to receive large helicopters from the fleet in case an emergency evacuation became necessary.

On April 25, beneath the small flag in my office, I was told that I would secretly chauffeur Nguyen Van Thieu to Tan Son Nhut that very evening so that he could catch a black flight out of the country, the hope being that this would pave the way for a negotiated settlement.

It didn’t. Indeed, resistance to evacuation planning mounted within the embassy as the U.S. Defense Attaché and his staff joined Ambassador Martin in predicting that the Communists would settle for a negotiated ending to the war, contrary to Vo Van Ba’s warnings.

Some embassy officers tried to bypass the Ambassador and mount a makeshift “Vietnamese” airlift, using newly emptied cargo planes and aircraft dedicated to the removal of the American staff of the Defense Attaché’s Office. But lack of inter-agency coordination, self-interest on the part of the DAO’s own personnel, and the Ambassador’s refusal to permit early departure of high-ranking South Vietnamese military officers or government officials reduced this informal “air bridge” to a case of “every man for himself.” High risk Vietnamese were left standing on the tarmac while bar girls and friends of DAO officers got first priority in the boarding lines.

Meanwhile, conflicting agendas within the embassy and poor intelligence work by DAO staffers prevented the mounting of an overland exodus to Vung Tau that might have enabled thousands of imperiled Vietnamese to be evacuated off the beaches before vital land routes were shut down by the Communists. The main highway to the coast was severed on April 27.

The following day, just moments after “Big” Minh assumed the presidency, stolen government aircraft flown by North Vietnamese pilots and defectors blasted the runways at Tan Son Nhut. Overnight, Communist rockets and artillery opened upon the airfield and the peripheries of the city, and every report and rumor of a negotiated settlement proved false, just as Vo Van Ba had predicted.

The following morning, Ambassador Martin personally inspected the obliterated runways at Tan Son Nhut and recognized the obvious: they would never be able to sustain a major fixed-wing airlift.

He finally consented to an emergency helicopter airlift for Americans and 9,000 Vietnamese, but he remained hesitant to shut down the embassy altogether for fear of heaping ignominy on humiliation for the U.S. I was told I would be part of a 50-man CIA stay behind contingent.

At that point I bundled up the flag and hid it away in my CIA briefcase. But a short while later, I noticed an intercepted enemy radio message that pointed to a massive artillery attack on central Saigon unless all Americans were out of the country by 6p.m. I warned the Ambassador.

Apparently, Henry Kissinger saw the same intelligence in Washington for just before noon, Saigon time, the Ambassador was advised by the White House that all Americans would be leaving on the helicopters soon to arrive from the U.S. fleet offshore.

Those of us who made up the final working staff at the embassy and at DAO spent the rest of the day trying to locate Vietnamese employees of various American agencies and move them to the embassy grounds or a section of Tan Son Nhut designated for helicopters shuttling to and from the fleet.

At around 9:30 p.m., the last 17 CIA staff officers still inside the embassy compound, myself included, were ordered to leave via helicopter from the rooftop pad. Inside my briefcase I carried the small Vietnamese flag that had been my spiritual companion for so many years.

After resigning from the CIA in early 1976, I began writing a memoir about the fall of Saigon, Decent Interval, that was designed to shame the U.S. government into mounting diplomatic or covert initiatives to try to rescue loyal Vietnamese we had left behind.

Hanging over my writing desk was my old flag from Saigon. I kept it within easy view in memory of those Vietnamese and Americans who had given so much in the name of the country and the ideals which the flag represented. I also came to see it as a tribute to the agent, Vo Van Ba, who had made the ultimate sacrifice for the nationalist cause.

In my book Decent Interval, I revealed what he had done, but did not attach a name to him because the operation of which he was part was still classified. Only years later did I learn that he had been betrayed by an American captive and Vietnamese leakers, that he had been captured by the North Vietnamese within two days of the fall of Saigon and had reportedly committed suicide soon afterwards.

For me, part of the blood-red striping of the old flag represents the martyrdom of this unsung Vietnamese hero.

Vietnamese - Lá Cờ - Frank Snepp

Lá cờ nhỏ bạc màu theo thời gian của Việt Nam Công Hòa, mà tôi tặng cho Viện Bảo Tàng Di sản Người Việt tại Quận Cam vào ngày 20 tháng 10 năm 2019, là một di tích thiêng liệng về thảm kịch tôi đã chứng kiến tận mắt tại Việt Nam, và là một lời nhắc nhở mãnh liệt về món nợ đạo đức mà tôi luôn mang trong người đối với những người bạn Việt Nam và đồng minh của tôi.
Lá cờ đã ở với tôi trong suốt 6 năm làm nhân viên tình báo CIA được giao nhiệm vụ hỗ trợ cho chính nghĩa quốc gia. Nó là chứng nhân thầm lặng cho hầu hết những sự kiện quan trọng mà tôi đã trải qua ở Việt Nam trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng từ năm 1969 đến 1975, bao gồm cuộc di tản cuối cùng.
Lá cờ ấy là nơi tưởng niệm cho những cuộc đời đã mất, những giấc mơ bị phản bội, và chiến thắng đáng lẽ được xảy ra.
Ngay sau khi đến Saigon vào mùa hè năm 1969, tôi mua lá cờ VNCH từ một người bán hàng rong. Trong hai năm kế tiếp, lá cờ đó đã được treo trong căn chung cư nhỏ của tôi trên Đại lộ Nguyễn Huệ nơi mà nó đã sống sót sau nhiều đơt pháo kích, và cuối cùng nó đã được tôi treo trên tường trong văn phòng của CIA đặt tại lầu sáu, tầng trên cùng của tòa Đại sứ Mỹ.
Lá cờ luôn ngự trị ở trong suy nghĩ của tôi, nó khiến tôi luôn nhớ đến đời sống hiểm nguy của những người Việt Nam trong công việc của tôi, khi tôi di chuyển khắp nước để thẩm vấn tù binh, kẻ đào thoát và những nguồn tin tình báo, viết những đánh giá chiến lược cho Đại sứ Mỹ, và báo cáo những tiến trình bình định và Việt Nam Hóa chiến tranh.
Lá cờ VNCH là hình ảnh đầu tiên mà bạn có thể thấy khi bước vào bên trong văn phòng của tôi, một chi nhánh của CIA đăt tại tòa Đại sứ, được thành lập vào năm 1964, nơi thu thập tất cả những nguồn tin tình báo để lượng định mọi góc cạnh của chiến tranh, từ tình trạng ở Lào và Cam Bốt, khả năng hiện thực của chính phủ và quân đội miền Nam Việt Nam cho đến ý định và vị trí chiến lược của lực lượng Công sản.
Khoảng giữa năm1971, tôi mang lá cờ VNCH về lại tổng hành dinh của CIA và giữ nó trong bàn làm việc của tôi ở Langley (thuộc tiểu bang Virginia) trong thời gian tôi giữ công việc phân tích chính sách của Bắc Việt cho lực lượng đặc nhiệm CIA Việt Nam.
Khi tôi trở lại Sài Gon vào cuối mùa hè 1972 để thẩm vấn một tù binh giữ chức vụ cao cấp, lá cờ ấy đã là bạn đồng hành của tôi và tôi thường mang nó theo bên mình khi đến Trung Tâm thẩm vấn Quốc gia để nhắc nhở các tù nhân rằng có một lý tưởng lớn lạo hơn cá nhân họ, một lý tưởng thiêng liêng được hình thành bằng máu của những người Việt yêu nước và bắt rễ trong đất đai của tổ tiên người Việt.
Vào ngày 7 tháng Giêng năm 1973, đánh dấu việc ngưng bắn có hiệu lực, tôi phủ lá cờ trên bàn làm việc và uống mừng sự kiện đó với một ly rượu cocktail trong hy vọng rằng những người từng sống và mơ ước điều này xảy ra có thể sẽ được hưởng hòa bình và tự do.
Mùa hè năm 1973, khi một kẻ đào thoát quan trọng từ nhóm lãnh đạo Cộng sản liên lạc và ngỏ ý định muốn làm việc với phía quốc gia, tôi đã mang lá cờ khi đến gặp ông ta lần đầu tiên và cố gắng giúp ông ta hiểu lá cờ VNCH tượng trưng cho lý tưởng quốc gia không liên quan gì đến lý do muốn biến Việt Nam thành thuộc địa như Cộng sản tuyên truyền.
Khi chiến tranh trở nên quyết liệt hơn, tấm bản đồ quân sự treo bên cạnh lá cờ VNCH trong văn phòng tôi bắt đầu ghi nhận sự tấn công chậm rãi của lực lượng Cộng sản và việc hình thành một hành lang xâm nhập dọc theo biên giới Lào được đặt tên là Việt Nam Thứ Ba (Third Vietnam).
Trên bàn làm việc của tôi, báo cáo bắt đầu tràn ngập do một điệp viên yêu nước người Việt Nam cung cấp. Người điệp viên này ẩn mình trong Bộ chỉ huy Cộng sản và làm việc cho lý tưởng quốc gia từ giữa thập niên 1960, đã từng cảnh cáo chúng tôi rất sớm về các quyết định chiến lược của Hà Nội. Tôi tin rằng sức mạnh tinh thần tiềm ẩn trong lá cờ đã thúc đẩy người điệp viên tên Võ Văn Bá này và hy vọng sức mạnh đó có thể giúp Võ Văn Bá được an toàn để hoàn thành nhiệm vụ anh hùng giúp cho những người Việt yêu tự do của miền Nam Việt Nam.
Sau khi lực lượng Cộng sản bắt đầu xâm chiếm một nửa số tỉnh phía Bắc của Việt Nam Cộng Hòa trong tháng 3, 1975, tôi nhận được báo cáo sau cùng của Võ Văn Bá, cảnh giác là Công sản sẽ cô lập và chiếm Sài Gòn trong một vài tuần lễ nữa. Họ xem các cuộc thảo luận về một sự dàn xếp thương lượng giản dị như là một trò nghi binh khiến cho người Mỹ và Nam Việt Nam mất thế thằng bằng.
Trong văn phòng bên cạnh lá cờ, tôi treo danh sách những người Việt Nam trung thành cần được di tản trong trường hợp khẩn cấp. Con số người Việt Nam đáng được sự giúp đỡ của chúng tôi càng ngày càng tăng, đã lên đến cả triệu người.Tôi dùng mực đỏ để tô lên bản đồ bước tiến của lực lượng Cộng sản cho nên tấm bản đồ như đang dần dần loang máu đỏ.
Thế nhưng, Ông Đại Sứ Mỹ Graham Martin đã từ chối không tin tưởng về lời cảnh báo của Ông Võ Văn Bá. Ông Martin đã bị những nhà ngoại giao người Pháp, cũng như các quan sát viên ngoại quốc thân cận với Hà Nội khuyến dụ rằng một cuộc thương lượng để dàn xếp có thể xảy ra, và việc di tản khẩn cấp là không cần thiết; chỉ cần Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bước xuống ghế Tổng thống để Tướng Dương Văn “Big” Minh một người có khuynh hướng trung lập thay thế. Henry Kissinger cũng nhận được sự cam kết dối trá như vậy từ Nga sô.
Vào ngày 17 tháng 4, 1975 khi nhóm kháng cự cuối cùng của chính phủ VNCH thất bại, tôi đã để tay lên lá cờ, im lặng cầu nguyện và rồi rời văn phòng để đến gặp điệp viên Võ Văn Bá. Tôi đã nói chuyện với ông ta nhiều lần trong bao năm qua, viết hàng trăm lá thư yêu cầu (các câu hỏi tình báo) cho ông ta và đánh giá VVB là một nguồn tin tình báo quan trọng nhất mà chúng tôi có ở Việt Nam trong công cuộc chống kẻ thù. Lúc đó, tôi muốn chứng minh ý đồ của cuối cùng của Cộng sản và cố gắng thúc giục ông Đại sứ Mỹ trong việc tiến hành kế hoạch di tản.
Bất chấp nguy hiểm, Võ Văn Bá đã gặp tôi và cho biết Cộng sản quyết tâm tấn công Sài Gòn lần chót bằng chiến đấu cơ và pháo binh vào đầu tháng Năm, chỉ cách đó hai tuần lễ. Ông ta xác nhân là không còn cơ hội cho một cuộc thương lượng dàn xếp.
Sau đó, trong một văn bản được tiết lộ của CIA về chiến tranh Việt Nam, Thomas Ahern trích dẫn những lời mà Võ Văn Bá đã cung cấp cho tôi. Theo Ahern, người điệp viên ấy đã nói rằng: “không cần biết Saigon làm cái gì”. Ông ta báo cáo là Công sản cố tâm chiến đấu cho đến khi chiến thắng hoàn toàn không cần chính phủ Ông Nguyễn Văn Thiệu sụp đổ, hay người Mỹ quyết định giúp Việt Nam. Sẽ không có việc thương lượng hay chính phủ ba thành phần (trung lập). Bản báo cáo cũng còn nói thêm là Bắc Việt sẵn sàng hy sinh binh sĩ của họ hơn là mất thì giờ để đạt chiến thằng qua trung gian một chính phủ liên hiệp… Cộng Sản dự tính sẽ ăn mừng sinh nhật Hồ chí Minh ở Sài Gòn.
Tôi trở lại văn phòng và nhanh chóng ghi lại những lời cảnh giác của Võ Văn Bá vào báo cáo tình báo (phần chú thích kể trên). Thế nhưng Ông Martin và người chỉ huy trực tiếp của tôi là giám đốc CIA ở Saigon, một lần nữa đã bỏ qua lời cảnh báo này và chỉ cho phép tôi gởi bản báo cáo qua một hệ thống gồm những tin tức không ưu tiên và quan trọng.
Tuy nhiên, khi bản báo cáo về đến Washington, sự quan trọng của nó đã được ghi nhận ngay. Sự kiện này đã được chú ý trong bản tường trình mỗi ngày cho Tổng Thống vào ngày 21 tháng 4 và thúc đẩy Tướng Noel Gayler, tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương ra lệnh cho Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Saigon sẵn sáng để đón nhận các phi cơ trực thăng lớn được gởi đến từ hải dương hạm trong trường hợp một cuộc di tản khẩn cấp xảy ra.
Ngày 25 tháng 4 năm 1975, ngồi dưới lá cờ VNCH trong phòng làm việc, tôi được lệnh sẽ bí mật đưa Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ra phi trường Tân Sơn Nhất tối hôm ấy để ông ta sẽ lên chuyến máy bay đêm rời khỏi Việt Nam, hy vọng điều đó có thể dọn đường cho một cuộc dàn xếp thương lượng.
Điều đó đã không xảy ra. Thay vào đó, kế hoạch di tản vẫn không tiến hành ở Tòa Đại Sứ khi Giám đốc chi nhánh Quốc phòng Hoa Kỳ DAO và nhân viên của ông đồng ý với Đại sứ Hoa Kỳ Martin trong việc đoán rằng Cộng sản sẽ chịu ngồi xuống để thương lượng việc chấm dứt chiến tranh, trái với lời cảnh giác của Võ Văn bá.
Một số nhân viên Tòa Đại sứ cố gắng qua mặt ông Đại sứ và thành lập một chiến dịch tạm thời để di tản người Việt Nam bằng cách sử dụng các phi cơ mới chở những nhân viên Hoa Kỳ làm việc cho chi nhánh bộ Quốc phòng (Defense Attache Office – DAO). Thế nhưng vì thiếu sự liên lạc và phối hợp trong nội bộ, rồi do sự ích kỷ của một số nhân viên của cơ quan DAO cộng với việc ông Đại sứ không cho phép các nhân viên cao cấp của quân đội VNCH ra đi sớm. Thêm vào đó, một số nhân viên chính phủ giảm thiểu việc giúp di tản cho những người khác để chỉ chú tâm đến cá nhân của họ. Vì vậy, nhiều người Việt Nam có thể bị nguy hiểm tính mạng nếu ở lại, đã không được giúp đi, trong khi những cô gái bán bar và người quen của nhân viên DAO thì được ưu tiên di tản.
Cùng lúc đó, bất đồng giữa tòa đại sứ và sư làm việc chậm chạp của nhân viên DAO đã cản trở việc đi tản một số lớn người Việt ra Vũng Tàu, may ra có thể giúp hàng ngàn người Việt Nam, mà tính mạng bị đe dọa, di tản bằng đường biển trước khi hệ thống đường bộ bị kiểm soát bởi Cộng sản. Đường xa lộ chính dẫn ra các bờ biển rất nguy hiểm vào ngày 27 tháng 4, 1975.
Ngày hôm sau, chỉ một thời gian ngắn sau khi ông Dương văn Minh nhận chức vụ Tổng Thống, máy bay của chính phủ VNCH bị phi công công sản miền Bắc ăn cắp và chạy trên phi đạo phi trường Tân Sơn Nhất. Suốt đêm, Cộng sản pháo kích và nả đạn như mưa vào khu vực phi trường cũng như vào các khu vực dân cư và những báo cáo cũng như tin đồn về việc Cộng sản chịu thương lượng hoàn toàn sai, giống như Võ Văn Bá đã cảnh giác.
Ngày hôm sau, Đại sứ Martin tự quan sát nhiều phi đạo đã bị hủy hoại ở Tân Sơn Nhất và nhận ra là họ không bao giờ có thể thực hiện một cuộc bốc người hàng loạt và kéo dài một cuộc di tản khổng lồ bằng máy bay thường được.
Ông ấy đã quyết định ra lệnh cho một cuộc bốc người bằng máy bay trực thăng dành cho những người Mỹ và 9,000 người Việt, thế nhưng ông ấy vẫn còn do dự trong việc đóng cửa hoàn toàn tòa Đại sứ vì sợ rằng sẽ để lại sự nhục nhã cho chính phủ Hoa Kỳ.
Tôi là một trong số 50 nhân viên CIA được cho biết phải ở lại và chờ cơ may.
Vào thời điểm đó, tôi xếp lá cờ và dấu nó trong xách đựng hồ sơ CIA của tôi. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, tôi nhận được tin nhắn lấy được từ radio của kẻ thù loan báo về một cuộc pháo kích rộng lớn nhắm vào trung tâm Sài Gòn sẽ được thực hiện trừ khi tất cả người Mỹ phải rời khỏi Việt Nam trước 6 giờ chiều ngày hôm đó. Tôi cảnh báo ngay cho ông Đại sứ Martin về tin này.
Ở Washington cùng thời điểm ấy vào trước buổi trưa giờ Sài Gòn, Ông Henry Kissinger cũng nhân được tin tình báo cho biết về sự kiện này, và Nhà Trắng khuyến cáo Ông Đại sứ Martin sắp xếp cho tất cả người Mỹ phải rời Việt Nam bằng phi cơ trực thăng và đáp xuống Đệ Thất Hạm đội Hoa Kỳ đang chờ ngoài biển khơi.
Tất cả các nhân viên cuối cùng đang làm việc tại Tòa Đại sứ và tại cơ quan DAO trải qua những giờ phút sau cùng của ngày hôm đó để tìm cho được những nhân viên Việt Nam làm việc cho nhiều cơ quan khác nhau và di chuyển họ tới Tòa Đại sứ hay đến một khu vực ở phi trường Tân Sơn Nhất được xếp đặt chỉ dành cho các chuyến bay của phi cơ trực thăng đến và chở họ đi đến Đệ Thất hạm đội.
Vào 9:30 tối, 17 nhân viên CIA sau cùng kể cả tôi trong đó còn ở trong tòa Đại sứ, được lệnh lên sân thượng để được máy bay trực thăng bốc đi. Trong xách tay, tôi đã mang theo lá cờ Việt Nam Cộng Hòa nhỏ, bạn đồng hành tinh thần của tôi trong nhiều năm trời.
Sau khi nghỉ việc từ cơ quan CIA vào đầu năm 1976, tôi bắt đầu viết cuốn hồi ký mang tên Decent Interval về sư sụp đổ của Sài Gòn, nhắm vào việc nói lên sự xấu hổ của chính phủ Hoa Kỳ trong áp lực ngoại giao hay việc họ thay đổi sự chủ động trong cố gắng giải cứu những người Việt Nam trung thành mà chúng tôi đã bỏ lại sau lưng.
Lá cờ cũ của Saigon được treo trên tường gần bàn viết của tôi. Tôi treo nó trong tầm nhìn để tưởng nhớ đến những người Việt Nam và Hoa kỳ đã cống hiến rất nhiều cho cái đất nước mà nó mang tên và lý tưởng mà lá cờ biểu tượng.
Tôi cũng nhìn lá cờ như một sư tôn vinh cho điệp viên Võ Văn Bá, người đã đóng góp sự hy sinh cho chính nghĩa quốc gia.
Trong cuốn sách Decent Interval, tôi ghi lại những gì VVB đã làm, nhưng không nhắc đến tên ông vì lúc ấy, chiến dịch mà ông là một thành phần trong đó vẫn còn diễn tiến. Vài năm sau đó, tôi biết được ông ta bị một tù nhân Hoa Kỳ phản bội và một số người Việt Nam khác tiết lộ nên ông đã bị phía Bắc Việt bắt chỉ hai ngày sau khi Saigon thất thủ và đã tự tử không lâu sau đó.
Đối với tôi, một phần của dải màu đỏ trên lá cờ VNCH cũ tượng trưng cho sự tử đạo của người anh hùng không được ghi công này.

Frank Snepp

Bản dịch của Yến Tuyết

VHM giữ bản quyền

Related Topic