Tại Indonesia, Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, UNHCR, đã thiết lập một trại tỵ nạn tại đảo Galang (diện tích khoảng 16 km vuông). Pulau Galang là một đảo thuộc Quần đảo Riau, gần Singapore. Galang có nhiều cơ sở hạ tầng và văn phòng như phòng quản lý trại, bệnh viện PMI (Hội Chữ Thập Đỏ của Indonesia), trường học, nhà thờ, nghĩa trang, chùa Phật giáo, và trung tâm thanh thiếu niên (do người tỵ nạn tự thành lập và điều hành). Trại được chia thành ba địa điểm: Trại IA, trại IB, và trại II. Trại này có sức chứa khoảng 250.000 thuyền nhân từ Campuchia, Lào, và Việt Nam suốt từ năm 1975 đến năm 1996. Đa số tỵ nạn là người Việt Nam. Cộng thêm 50 trẻ sơ sinh được sinh ra trong trại mỗi tháng.

Trại đóng cửa vào năm 1996. Những người tỵ nạn Đông Dương cuối cùng buộc rời đảo Galang vào ngày 2 tháng 9. Mặc dù, chính quyền trước đây của những dân tỵ nạn đã đồng ý ký kết không có hành vi phân biệt đối xử, sách nhiễu, bắt bớ hoặc đối xử bất công với những nạn nhân này khi hồi hương, nhưng đã có hàng loạt những vụ tự sát (bằng cách tự thiêu) khi những người tị nạn được thông báo rằng họ sẽ bị đưa về nước của mình. Họ đã bị các nước thứ ba từ chối tái định cư vì lý do di dân vì kinh tế.

Ngày nay, các trại cũ này đã trở thành một điểm du lịch tại tỉnh Riau Islands. Trại này nổi tiếng vì được UNHCR đánh giá là trại tỵ nạn tốt nhất thời đó. Ở nơi đó có một bản sao y của một trong những chiếc thuyền được thuyền nhân Việt Nam sử dụng vào năm 1975 để vượt biển.

Nguồn: military-discussion

HÌNH ẢNH

HIỆN VẬT

TÀI LIỆU

VIDEO

THẺ CĂN CƯỚC

CHUYỆN KỂ