Quần đảo Bidong bao gồm sáu hòn đảo lớn nhỏ. Bidong là hòn đảo lớn nhất (diện tích khoảng 260 ha). Bidong là một trong những hòn đảo có phong cảnh đẹp và hoang sơ vào thời đó. Với số lượng lớn thuyền nhân đổ bộ lên đảo, vào tháng 8 năm 1978, chính phủ liên bang Mã Lai đã ‘mượn’ hòn đảo này từ chính quyền bang Terengganu cho phép dùng đảo Bidong làm trại tỵ nạn cho thuyền nhân Việt Nam. Bidong có diện tích một km vuông và nằm ngoài khơi bờ biển Terengganu, Malaysia trên Biển Đông. Đảo Bidong trong tầm nhìn được từ thị trấn ven biển Merang.

Vào tháng 5 năm 1975, chiếc thuyền đầu tiên với 47 người tỵ nạn đã đến Malaysia từ Việt Nam. Họ được gọi là “thuyền nhân”. Tuy nhiên vào thời đó số thuyền nhân chạy trốn khỏi Việt Nam tương đối ít cho mãi đến năm 1978, đảo Bidong mới được chính thức mở làm trại tỵ nạn vào ngày 8 tháng 8 năm 1978 với 121 người Việt tỵ nạn. Sức chứa của trại là vào khoảng 4.500. Sáu trăm người tỵ nạn khác đã đến vào tháng 8, và sau đó liên tiếp xuất hiện những chiếc thuyền từ Việt Nam là chuyện gần như hàng ngày. Đến tháng 1 năm 1979, trại Bidong có hơn 18.000 người Việt Nam trên đảo. Và đến tháng 6 năm 1979, nó được cho là nơi đông dân tỵ nạn nhất trên thế giới với khoảng 40.000 người tỵ nạn chen chúc trong một khu vực mặt bằng chỉ rộng hơn một sân bóng đá.

Vào thời điểm trại tỵ nạn Bidong bị đóng cửa vào ngày 30 tháng 10 năm 1991, có khoảng 250.000 người Việt tỵ nạn đã đặt chân hoặc cư trú trong trại này. Sau khi trại đóng cửa, những người tỵ nạn còn lại bị buộc hồi hương trở về Việt Nam. Những thuyền nhân tỵ nạn phản đối gay gắt việc họ bị cưỡng bức hồi hương. Tổng cộng hơn 9.000 người Việt Nam đã buộc hồi hương từ năm 1991 đến ngày 28 tháng 8 năm 2005 khi những người tỵ nạn cuối cùng rời Malaysia về Việt Nam. Năm 1999, hòn đảo Bidong được mở cửa cho du lịch. Hòn đảo bây giờ đã lấy lại được vẻ đẹp nguyên sơ trước đây và thu hút nhiều người từng là người tỵ nạn cộng sản đã đến thăm lại ngôi nhà cũ nơi mà họ từng lưu trú.

Vào cuối những năm 70, Pulau Bidong cũng là nơi sinh sống của những người Campuchia, những người đã cố gắng chạy trốn chế độ Khmer Đỏ, người Việt gốc Hoa, những người cố gắng đào thoát khỏi chính quyền Cộng Sản Việt Nam.

Trại tỵ nạn Bidong chính thức đóng cửa bằng buổi lễ tiễn đưa những thuyền nhân Việt Nam vào ngày 30 tháng 10 năm 1991. Sau đó đảo Bidong chính thức được giao lại cho chính quyền bang Terengganu. Đảo sau đó vẫn bị cấm đối đi lại cho đến mãi năm 1999 thì mới được mở cho công chúng và du khách.

Nguồn: Wikipedia

Trại Tỵ Nạn

Chia Sẻ Câu Chuyện

This is the heritage that we leave behind for future Vietnamese generations.

Keep the Memory Alive

This is the heritage that we leave behind for future Vietnamese generations.

HÌNH ẢNH

HIỆN VẬT

TÀI LIỆU

VIDEO

THẺ CĂN CƯỚC

CHUYỆN KỂ